Phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ

Cứ 6 trường hợp đột quỵ thì một trường hợp là do rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm

Một nửa số người đột quỵ do rung nhĩ sẽ tử vong

Tổn thương mắt và thận gây rung nhĩ

Chất chống đông máu làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người rung nhĩ

Nguy cơ loạn nhịp tim từ hộp cơm trưa

Rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ (AF) đặc trưng bởi sự truyền các tín hiệu điện nhanh và rối loạn trong tâm nhĩ. Khi bị rung nhĩ, tâm nhĩ co bóp nhanh, không đều và không hiệu quả, dẫn đến:

- Giảm lượng máu đi khắp cơ thể.

- Máu ứ trệ lại tại tâm nhĩ có thể dẫn đến hình thành cục máu đông và đột quỵ

Triệu chứng điển hình của rung nhĩ bao gồm đánh trống ngực, mệt mỏi, đau ngực,  choáng váng, khó thở, ngất. Tuy nhiên, rung nhĩ có thể diễn biến thầm lặng, không biểu hiện triệu chứng. Bệnh tiến triển điển hình từ những cơn ngắn, thưa thớt đến những cơn dài và thường xuyên hơn. Theo thời gian, nhiều bệnh nhân sẽ tiến triển thành cơn rung nhĩ mạn tính.

Đột quỵ - Hậu quả nghiêm trọng của rung nhĩ

GS.TS.BS Nguyễn Đức Công cho biết, cứ 6 người đột quỵ thì có 1 trường hợp xảy ra trên bệnh nhân rung nhĩ. Đột quỵ liên quan đến rung nhĩ thường nghiêm trọng hơn đột quỵ do các nguyên nhân khác với tỷ lệ tử vong cao và số ngày nằm viện dài hơn. Điều này là do bệnh rung nhĩ tạo ra các cục máu đông lớn hơn khiến cho động mạch não tắc nhiều hơn, hệ quả là mức độ thiếu máu cục bộ và hoại tử sau đó cũng nặng nề hơn.

Nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ (%) tăng dần theo tuổi và có sự khác biệt về giới tính

Phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ

Theo GS.TS.BS Nguyễn Đức Công, để phòng ngừa đột quỵ, bên cạnh việc điều trị tốt rung nhĩ, người bệnh còn cần được điều trị hoặc phòng ngừa các yếu tố nguy cơ khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp.

Có rất nhiều phương pháp điều trị rung nhĩ, bao gồm điều trị nội khoa (uống thuốc), đốt đường dẫn truyền điện bất thường, can thiệp nội mạch và phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh rung nhĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng đông để tránh hình thành cục máu đông, nhờ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông di chuyển theo dòng máu đến và gây tắc mạch tại các cơ quan quan trọng của cơ thể.

Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ như  đái tháo đường và tăng huyết áp, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh (không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường hoạt động thể chất, ăn ít đường, muối, chất béo…) và đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch